Bobby-Fish
Member
Giới tính :
Tổng số bài gửi : 87
Ngày tham gia : 16/04/2009
Tuổi : 32
Đến từ : Heaven
|
Tiêu đề: Kinh nghiệm học Văn Tue Apr 28, 2009 9:58 pm |
|
|
TT - Trên thực tế, không ít học sinh nhầm lẫn tác phẩm thuộc thời kỳ văn học này với thời kỳ khác. Sai lầm đó sẽ dẫn tới những suy luận võ đoán, thiếu tính khoa học cần có của văn chương. Vì thế, phải tìm cách "mã hóa" chương trình văn học cho bộ nhớ của mình. Ví dụ: trong chương trình văn 12, phần văn học VN gồm hai thời kỳ lớn: văn học trước 1945 và văn học thời kỳ 1945-1975. Để nạp vào bộ nhớ, trước hết chúng ta hãy "mã hóa" chương trình thành hai giản đồ chính: một là những tác phẩm và tác giả thuộc thời kỳ trước 1945; hai là những tác phẩm và tác giả thời kỳ 1945-1975. Văn học thời kỳ 1945-1975 lại được chia ra thành hai giai đoạn nhỏ: giai đoạn chống thực dân Pháp 1945-1954, chống đế quốc Mỹ 1955-1975. Tiếp theo, chúng ta "mã hóa" thể loại và phương pháp. Ví dụ: văn học VN lớp 12 có ba dạng quan trọng: khái quát về tác giả (như Tố Hữu, Nguyễn Tuân...); văn xuôi (chủ yếu là truyện ngắn) và thơ. - Dạng 1: có thể lập giản đồ mỗi tác giả có bao nhiêu tác phẩm chính, phong cách nghệ thuật ở mỗi tác phẩm ấy như thế nào. - Dạng 2: nắm vững nội dung, diễn tiến cốt truyện và các nhân vật. Khi khám phá, phân tích tác phẩm thuộc thể loại truyện ngắn, cần điểm qua về: hiện thực (hiện thực trung tâm được phản ánh trong tác phẩm, cách phản ánh như thế nào, hiệu ứng); nghệ thuật (kết cấu, kể chuyện, xây dựng nhân vật); tư tưởng. - Dạng 3: khi phân tích tác phẩm thơ nên vận dụng nguyên tắc đi từ hình thức nghệ thuật (thể loại thơ, từ ngữ, hình ảnh - hình tượng, biện pháp tu từ, kết cấu, bút pháp) để tiếp cận tư tưởng tác phẩm. Vận dụng phương pháp phân tích theo bố cục (khi bài thơ hoặc đoạn thơ có bố cục rõ ràng, ổn định); phân tích theo nội dung ý tưởng (khi đối tượng phân tích dài, phức tạp, khó bố cục). Sau khi học xong một bài thơ hoặc một truyện ngắn, cần cố gắng nắm được cái "thần", cái cốt lõi, tinh túy. Đây là nền tảng để giải quyết thỏa đáng với bất kỳ đề bài kiểu nào và cũng là cơ sở để những sáng tạo, bay bổng của người làm bài luôn luôn đúng hướng, hợp lý, có sức thuyết phục cao. Một bài văn tốt là đáp ứng đúng và đủ yêu cầu của đề bài; kết cấu rõ ràng, hợp lý, có tính hệ thống; giải quyết vấn đề khá sâu sắc, dẫn chứng chính xác, phân tích thuyết phục, hấp dẫn; có tính văn chương và tinh thần sáng tạo. Để nâng cao giá trị bài viết, có thể vận dụng những kiến thức về lý luận văn học một cách thích hợp (một câu nói nổi tiếng, một nhận định sắc sảo, những ý kiến về tác phẩm của những nhà văn, nhà thơ, nhà phê bình) kết hợp với cảm xúc chủ quan của người làm bài sẽ góp phần làm bài văn dễ "lọt mắt xanh" người chấm, kể cả những giám khảo khó tính.
|
|