Bobby-Fish
Member
Giới tính :
Tổng số bài gửi : 87
Ngày tham gia : 16/04/2009
Tuổi : 32
Đến từ : Heaven
|
Tiêu đề: Địa hình Việt Nam Tue Apr 28, 2009 10:09 pm |
|
|
Việt Nam có địa hình tương đối đa dạng, lắm núi, nhiều sông, có cao nguyên lại có cả đồng bằng, bờ biển trải dài và uốn lượn, lúc nhô ra thì tạo nên bán đảo nhỏ, khi vòng lại hình thành vùng vịnh và cảng lớn. Chính vì vậy, từ ngàn xưa, người Việt Nam đã mô phỏng và di huấn lại lãnh thổ toàn vẹn và cũng chính là địa hình đất nước mình theo cấu trúc của hệ bát phân “Tam sơn, tứ hải, nhất phần điền”. Tuy nhiên, các quan hệ tỉ lệ giữa núi và đồng bằng trong diện tích phần đất liền không giống nhau giữa các vùng.
Địa hình Bắc Bộ giống như chiếc rẻ quạt. Ba phía tây, bắc và đông đều là đồi núi, phía nam là bờ biển và ở giữa là đồng bằng, chủ yếu là do sông Hồng và sông Thái Bình bồi đắp qua hàng triệu năm tạo nên. Trong khi đó, Trung Bộ lại chạy dài và hẹp, giống như chiếc đòn gánh hai đầu đất nước. Đồi núi, đồng bằng và bờ biển xâm nhập lẫn nhau. Địa hình Trung Bộ luôn bị chia cắt thành nhiều khoang bởi các con sông bắt nguồn từ dãy núi phía tây đổ ra biển đông hoặc bởi những nhánh núi đôi khi nhô ra tận biển. Dọc theo bờ biển là các đồng bằng nhỏ. Xen kẽ giữa các sườn núi dốc là các thung lũng sâu và hẹp. Tây Nam Trung Bộ có một quần thể các cao nguyên đá hoa cương và bazan, được gọi là Tây Nguyên. Do nằm ở độ cao trung bình khoảng 900 mét so với mặt biển nên Tây Nguyên ví như “mái nhà” của Đông dương.
So với Bắc Bộ và Trung Bộ thì địa hình Nam Bộ ít phức tạp hơn. Chỉ có một số núi thấp ở vùng tiếp giáp với Tây Nguyên và miền tây tỉnh Kiên Giang giáp Cămpuchia, còn lại là bằng phẳng, trong đó có đồng bằng sông Cửu Long. Cho đến nay, đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn là một vùng đất thấp, độ cao trung bình so với mặt biển chỉ vào khoảng 5 m. Một số vùng thuộc đồng bằng sông Cửu Long như tứ giác Long Xuyên, Đồng Tháp Mười và tây sông Hậu vẫn còn thấp hơn mặt biển nên hàng năm có khoảng 1 triệu ha bị ngập nước trong thời gian 2-4 tháng. Người ta cho rằng, cách đây hàng triệu năm, vùng này vốn là một vịnh lớn và được bồi đắp dần lên bởi phù sa sông Cửu Long.
Việt Nam nhiều núi, nhưng không có ngọn núi nào được coi là thuộc loại cao của thế giới. Tuy nhiên, có nhiều đỉnh đã vượt quá độ cao 2500 m như : Đỉnh Phăngxipăng (Lào Cai) 3143m ; Putaleng (Lai Châu) 3096 m; Puluông (Yên Bái) 2985 m; Lacung (Yên Bái) 2913 m ; Saphin (Yên Bái) 2874m ; Pukhaoluông (Lài Cai) 2810m ; Pũailaileng (Nghệ An) 2711 m ; Ngọc Lĩnh (Kon Tum) 2598 m ; Pu Nậm Nhé (Lai Châu) 2534 m. Đây là các ngọn núi già, trải qua quá trình lịch sử kiến tạo và phát triển lâu dài đã được nâng lên vào cuối kỷ đệ tam.
Trên lãnh thổ Việt Nam có tới 2860 sông ngòi lớn nhỏ với tổng lượng dòng chảy khoảng 867 tỷ m3/năm. Sông ngòi Việt Nam nhìn chung chảy xiết và do vậy thường làm xói mòn địa hình, cuốn đi một lượng bùn cát khá lớn, ước tính khoảng 300 triệu tấn/năm. Tuy dọc theo bờ biển có tới 112 cửa sông lớn, nhưng không phải tất cả bùn cát các dòng sông mang theo đều đổ ra biển, mà một phần được giữ lại bồi đắt nên các đồng bằng rất trẻ.
Trong toàn bộ hệ thống sông ngòi thì sông Hồng và sông Mê Công là hai con sông lớn và quan trọng hơn cả. Sông Hồng bắt nguồn từ Vân Nam (Trung Quốc) dài 1140 km với lưu vực rộng 61627 km2, trong đó đọan chảy qua Việt Nam dài 500 km với lưu vực rộng 21787 km2. Tổng lượng dòng chảy của sông Hồng khoảng 150 tỷ m3/năm. Nước sông quanh năm đỏ ngầu do mỗi năm mang theo 80 triệu m3 phù sa. Bởi vậy, dòng sông được gọi tên theo mầu nước đỏ.
Sông Mê Công là một trong 10 con sông lớn nhất thế giới, bắt nguồn từ Tây Tạng (Trung Quốc) chảy qua Myanma, Lào, Thái Lan, Cămpuchia rồi vào Việt Nam. Sông Mê Công có tổng chiều dài 4220 km với lưu vực 1 triệu km2, trong đó đọan chảy qua Việt Nam 220 km với lưu vực 4900 km2. Sông Mê Công có tổng lượng dòng chảy 500 tỷ m3/năm và mang theo một tỷ tấn phù sa mỗi năm. Từ Cămpuchia, sông Mê Công chảy vào Việt Nam chia thành hai nhánh Tiền Giang và Hậu Giang. Dòng chảy tiếp nối với biên cả bằng 9 cửa sông với lưu tốc trung bình khoảng 10 nghìn m3/giây, vào mũa lũ tháng 6, tháng 7 có thể đạt tới 34 nghìn m3/giây. Người Việt Nam từ xưa đã có khái niệm dân gian rất sâu sắc về hình tượng con rồng nên đọan sông Mê Công chảy qua Việt Nam với 9 cửa sông thông ra biển có thêm một cái tên rất Việt : Cửu Long, tức là 9 con rồng.
Một đặc điểm khác biểu hiện tính đa dạng của địa hình Việt Nam là hệ thống các đảo và quần đảo. Tính chung, ven bờ biển và trên thềm lục địa vùng biển Việt Nam có khoảng 4 nghìn hòn đảo, trong đó riêng vịnh Bắc Bộ đã có tới 3 nghìn đảo lớn nhỏ. Vịnh Bắc Bộ chính là phần tiếp nối của các cánh cung núi đá vôi vùng Đông Bắc gục xuống biển nên mới nhiều đảo đến thế. Những đảo thuộc Vịnh Bắc Bộ hình thành nên các hệ thống đảo ở Vịnh Hạ Long, Bái Tỉnh Long và các khu xung quanh đảo lớn Cát Hải, Cát Bà, Bạch Long Vĩ. Riêng Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long mỗi nơi có chừng một nghìn hòn đảo. Quần đảo Cát Bà cũng có tới 366 đảo.
Gần bờ biển Trung Bộ cũng có hàng trăm đảo lớn, trong đó có đảo Hòn Mê, Hòn Mát, Cồn Cỏ, Cù Lao Chàm, Cù Lao Xanh, Hòn Tre, Hòn Một, Phú Quý. Xa hơn là quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa. Vùng biển phía nam cách Vũng Tàu 98 hải lý có 12 đảo lớn nhỏ lập nên huyện Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu). Ngoài khơi biển Kiên Giang có đảo Phú Quốc rộng 573 km2. Cách Phú Quốc 115 km, cách mũi Cà Mau 156 km và cách cửa sông Ông Đốc 146 km là quần đảo Thổ Chu, gồm 9 đảo, trong đó đảo Thổ Chu là lớn nhất với diện tích 10km2.
--------------------------------------------------------------------------------
Lãnh thổ Việt Nam bao gồm ba phần tư là đồi núi nhưng chủ yếu là đồi núi thấp, hai đồng bằng lớn, nhiều sông, ngòi và có bờ biển dài.
Phần đất liền
Bốn vùng núi chính:
Vùng núi Đông Bắc (còn gọi là Việt Bắc)
Kéo dài từ thung lũng sông Hồng đến vịnh Bắc Bộ. Tại đây có nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng như: động Tam Thanh, Nhị Thanh (Lạng Sơn), hang Pắc Bó, thác Bản Giốc (Cao Bằng), hồ Ba Bể (Bắc Kạn), núi Yên Tử, Vịnh Hạ Long - di sản thế giới (Quảng Ninh). Đỉnh núi Tây Côn Lĩnh (Hà Giang) với 2.431m, cao nhất vùng Đông Bắc.
Vùng núi Tây Bắc
Kéo dài từ biên giới phía bắc (giáp Trung Quốc) tới phía tây tỉnh Thanh Hoá. Đây là vùng núi cao hùng vĩ có Sa Pa (Lào Cai) ở độ cao 1.500m so với mặt biển - nơi nghỉ mát lý tưởng, tập trung đông các tộc người H'Mông, Dao, Kinh, Tày, Giáy, Hoa, Xá Phó...
Vùng núi Tây Bắc còn có di tích chiến trường lừng danh Điện Biên Phủ và đỉnh núi Phan Si Păng, cao 3.143m, cao nhất Đông Dương.
Vùng núi Trường Sơn Bắc
Từ phía tây tỉnh Thanh Hóa đến vùng núi Quảng Nam - Đà Nẵng, có vườn quốc gia Phong Nha - Kẻ Bàng, di sản văn hóa thế giới (Quảng Bình) và những đường đèo nổi tiếng như: đèo Ngang, đèo Hải Vân... Đặc biệt, có đường mòn Hồ Chí Minh được thế giới biết đến nhiều bởi những kỳ tích của người Việt Nam trong cuộc kháng chiến vĩ đại lần thứ hai.
Vùng núi Trường Sơn Nam
Nằm ở phía tây các tỉnh Nam Trung Bộ. Sau những khối núi đồ sộ là một vùng đất rộng lớn được gọi là Tây Nguyên (cao nguyên phía tây). Vùng đất đầy huyền thoại này còn chứa đựng nhiều điều bí ẩn về thực vật, động vật, nhất là nền văn hóa đặc sắc của các bộ tộc ít người. Thành phố Đà Lạt - nơi nghỉ mát lý tưởng được hình thành từ cuối thế kỷ 19.
Hai đồng bằng lớn:
Đồng bằng sông Hồng (đồng bằng Bắc Bộ)
Rộng khoảng 15.000km² được bồi đắp bởi phù sa của hai con sông lớn là sông Hồng và sông Thái Bình. Đây là địa bàn cư trú của người Việt cổ và cũng là nơi hình thành nền văn minh lúa nước.
Đồng Bằng sông Cửu Long (đồng bằng Nam Bộ)
Rộng trên 40.000km², là vùng đất phì nhiêu, khí hậu thuận lợi. Đây là vựa lúa lớn nhất của Việt Nam.
Sông ngòi:
Trên lãnh thổ Việt Nam có hàng nghìn con sông lớn, nhỏ. Dọc bờ biển, cứ khoảng 20km lại có một cửa sông, do đó, hệ thống giao thông đường thủy khá thuận lợi.
Hai hệ thống sông quan trọng là sông Hồng ở miền Bắc và sông Mê Kông (còn gọi là sông Cửu Long) ở miền Nam.
Vùng biển
Việt Nam có 3.260km bờ biển, nếu có dịp đi dọc theo bờ biển Việt Nam du khách sẽ được đắm mình trong làn nước xanh của những bãi biển đẹp như; Trà Cổ, Sầm Sơn, Lăng Cô, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Vũng Tàu, Hà Tiên... Có nơi núi ăn lan ra biển tạo nên một vẻ đẹp kỳ vĩ như: Vịnh Hạ Long, đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.
Việt Nam có nhiều hải cảng lớn như: Hải Phòng, Đà Nẵng, Qui Nhơn, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn,...
Giữa vùng biển Việt Nam còn có hệ thống đảo và quần đảo gồm hàng ngàn đảo lớn nhỏ nằm rải rác từ Bắc đến Nam, trong đó có hai quần đảo lớn là Hoàng Sa và Trường Sa.
|
|