CanGiTen
Super Moderator
Giới tính :
Tổng số bài gửi : 119
Ngày tham gia : 10/04/2009
Tuổi : 32
Đến từ : Đến Từ Đâu Kệ Tao
|
Tiêu đề: Canh bạc tình yêu Wed May 13, 2009 8:01 pm |
|
|
| | Sống thử đồng nghĩa với việc nếu hợp nhau thì sẽ làm đám cưới, còn nếu không thì sẽ chia tay mỗi người một nẻo. Vì thế mới gọi những đôi uyên ương "sống thử" là "đánh bạc" với tình yêu mà không cần biết sẽ dẫn tới bến bờ nào trong cuộc sống. Những năm gần đây, cuộc sống yêu đương của thanh niên Việt có thoáng hơn so với những thế hệ trước đây. Theo khảo sát của các chuyên gia một thành phố lớn thì ở trường phổ thông trung học có 24% các em học sinh được hỏi đồng ý "sống thử" trước hôn nhân.
Có tới 43,5% số công nhân lao động xa nhà được hỏi đã công nhận "góp gạo thổi cơm chung" với bạn tình. Con số trong giới trí thức tham gia cuộc điều tra về chung sống trước hôn nhân là 33,8%... Những con số này chứng tỏ sống thử đã trở thành trào lưu trong giới trẻ nói chung. Những lý do chính họ nêu ra thường là:
"Chúng tôi yêu nhau"
Có đến 65% các đôi uyên ương trả lời là "vì chúng tôi yêu nhau". Họ coi đó là lý do chính đáng nhất cho việc quan hệ tình dục giữa nam và nữ. Lẽ tất nhiên so với 20 năm trước đây thì giới trẻ bây giờ họ có thể tự do, phóng khoáng chung sống với nhau mà không bị xã hội lên án gắt gao. Thế nhưng bên cạnh hai chữ "tự do" ấy cũng để lại khá nhiều hậu quả cho xã hội.
"Chúng tôi sống chung vì chưa có điều kiện làm đám cưới"
Theo điều tra có đến 42% công nhân và 34% trí thức sống thử vì lý do "chưa có điều kiện làm đám cưới". Hoan và Diệu là công nhân của một nhà máy. Họ yêu nhau được 2-3 năm rồi, nhưng vì đều là con gia đình nghèo ở quê lên đây làm việc nên họ chỉ còn trông chờ vào đồng lương của mình. Lương của họ để sống rất tiết kiệm vì họ còn phải gửi tiền về quê nuôi cha mẹ, các em.
Thế là trong lúc chờ đợi đủ tiền cưới họ đã "góp gạo thổi cơm chung" vừa thỏa mãn được tình yêu khao khát bên nhau, mà lại vừa tiết kiệm được tiền. Tuy nhiên để dành được mấy chục triệu làm đám cưới thì cũng còn lâu lắm, vì thế họ tạm bằng lòng với cuộc sống "chồng hờ vợ hờ" vậy.
"Sống chung vì cô đơn"
Đây là lý do thoạt nghe có vẻ vô lý nhưng lại là sự thực. 12% giới trí thức trong dự án điều tra những người "sống thử" là vì cô đơn khi xa nhà. Tùng và Yến gặp nhau trong một câu lạc bộ. Họ đều đi uống rượu chỉ một mình. Thế là Tùng đã mời Yến cùng uống cho vui. Rượu vào lời ra họ đã tâm tình với nhau nỗi cô đơn khi đêm đêm trở về căn phòng độc thân. Mà tìm vợ, tìm chồng lập gia đình thì họ lại chưa muốn bị ràng buộc.
Thế là sau đêm đó họ quyết định chia sẻ cuộc đời bên nhau cho khỏi cô đơn, nhưng họ vẫn có thỏa thuận: "Không ai được can thiệp vào cuộc sống của nhau, nếu ai muốn lấy vợ, lấy chồng thì cứ báo rồi đi tự do như khi đến".
Cả hai đều cảm thấy hài lòng với cuộc sống hiện tại. Họ không còn cô đơn nữa nhưng mà họ lại không bị đối phương "tra hỏi" tới tâm sự riêng. Chưa thể gọi đó là tình yêu nhưng họ nói họ tôn trọng lẫn nhau.
Đoạn kết của những mối tình kiểu này
Những người yêu nhau thì lý luận rằng: "Chung sống với nhau thấy thật phù hợp thì cưới nhau lúc đó khỏi sợ hai chữ ly dị". Thế nhưng trên thực tế thì đến 80% các đôi "sống thử" không đi được đến lễ cưới chung.
Cũng có thể anh chàng tìm được đối tượng khác hấp dẫn anh ta hơn (về khoản tình dục) và thế là anh ta bỏ cô nàng. Nhiều trường hợp các cô gái trẻ phải nạo thai, đẻ non, đẻ con xong vứt con... Không hiếm các cô gái chịu hậu quả bị nhiễm trùng, bị bệnh vô sinh. Có nhiều bạn trẻ lợi dụng việc quan hệ tình dục tự do này để chung sống với nhau theo kiểu các nhóm. Những căn bệnh xã hội như lậu, giang mai, HIV, cũng rất dễ thâm nhập vào những người trẻ trong cuộc sống phóng túng.
|
|